Vì Sao Nhật Bản Lại Có Một Ngày Riêng Biệt Để Thưởng Thức Lươn Nhật
Vì Sao Nhật Bản Lại Có Một Ngày Riêng Biệt Để Thưởng Thức Lươn Nhật
Ngày hội ăn lươn, hay còn gọi là “Doyo no Ushi no Hi” (土用の丑の日), là một sự kiện ẩm thực quan trọng ở Nhật Bản. Diễn ra vào những ngày “ushi no hi” (ngày con bò) trong khoảng thời gian “doyo” (mùa nóng nhất của mùa hè), thường rơi vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Lươn (unagi) là món ăn chính trong ngày hội này, và việc ăn lươn được tin là sẽ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng trong thời tiết nóng bức.
Lươn Nhật Unagi là không những thơm ngon mà còn đặc biệt chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi, ai ai cũng yêu thích món ăn này.
Việc chế biến lươn đòi hỏi nhiều đầu bếp đảm nhận và
được chia ra thành nhiều khâu, chỉ những đầu bếp có thời gian học việc lâu năm
(3-8 năm) mới được giao nhiệm vụ sơ chế lươn. Hương vị của món ăn phụ thuộc chủ
yếu vào công đoạn nướng nên thường do các đầu bếp có kinh nghiệm lâu năm thực
hiện.
Những miếng lươn chưa tẩm gia vị thường được nướng trên bếp than khoảng 5-10 phút, mỡ lươn sẽ tươm ra giúp thịt lươn mềm và không bị khô.
Yêu cầu của công đoạn này là nhiệt độ của bếp nướng luôn phải được duy trì ở mức ổn định, không quá nóng và cũng không quá nguội. Các miếng thịt lươn sẽ được trở mặt liên tục đến khi vàng đều và không bị cháy khét.
Để có một phần lươn Nhật chuẩn vị, lươn phải được cho vào nồi gỗ, hấp cách thủy khoảng 40 phút để thịt lươn thật mềm nhưng vẫn giữ được vị ngọt. Lươn hấp xong sẽ được nhúng vào nước tương và đưa lên bếp than nướng lại lần nữa.
Để miếng thịt lươn có màu sắc đẹp và hương vị đậm đà hơn, người đầu bếp sẽ rưới nước tương Koikuchi shoyu lên bề mặt thịt lươn. Miếng lươn sẽ được tẩm Koikuchi shoyu và nướng nhiều lần cho đến khi miếng thịt lươn chuyển thành màu đỏ bắt mắt.
Trước khi đưa lên bàn ăn, những miếng thịt lươn nướng sẽ tiếp tục được nhúng qua nước tương Koikuchi shoyu một lần nữa. Loại nước tương này được chế biến khá công phu. Đầu tiên, người ta trộn đều đậu nành đã hấp chín và lúa mì rang giã nhuyễn. Hỗn hợp trên được cho vào thùng gỗ để lên men.
Người ta còn bổ sung thêm muối và nước vào thùng. Những chiếc thùng gỗ được giữ ở điều kiện thích hợp trong một thời gian dài để hỗn hợp lên men tạo nước tương.
Phải mất đến 2 năm, quy trình lên men mới hoàn tất
để cho ra những mẻ nước tương koikuchi thành phẩm. Đặc trưng của loại nước
tương này là có màu nâu sẫm, mùi thơm nồng nàn và vị đậm đà.
Vào những năm 1950, giai đoạn đầu của thời kỳ kinh tế Nhật Bản phát triển bùng nổ, món cơm lươn nướng unadon là câu cửa miệng của người Nhật khi vào quán ăn. Ngày nay, món cơm Unadon vẫn luôn được yêu thích ở Nhật Bản, đặc biệt là trong mùa hè.