CÁ TUYẾT ALASKA RỘNG ĐƯỜNG VÀO VIỆT NAM

Được mnh danh là mt trong 10 loi cá ngon nht thế gii, cá tuyết Alaska đang tr thành món ăn thường xuyên xut hin trong nhiu gia đình Vit Nam.

Chờ gần nửa tháng, chị Hoài Thu (TP HCM) mới được giao miếng cá tuyết nặng gần 2kg với giá hơn 1 triệu đồng/kg. Chị cho biết đây là loại cá tuyết Alaska nhập khẩu từ Mỹ, có giá cao hơn nhiều so với dòng cá tuyết Nga, Canada, Nauy… đang bán trên thị trường, nhưng “đắt xắt ra miếng”, thịt cá tuyết Alaska có mùi thơm lẫn vị ngon hơn hẳn. Nhìn vỉ cá tuyết đông lạnh hút chân không cẩn thận, chị Thu cho biết tối nay gia đình sẽ có bửa ăn “vương giả” với món cá tuyết nướng sốt teriyaki. Đây là món ăn vợ chồng chị có dịp thưởng thức trong chuyến du lịch Nhật Bản hồi năm ngoái và đâm “nghiện” từ đó. “Không những thơm ngon tuyệt vời, cá tuyết còn chứa nhiều vitamin và các chất bổ dưỡng cho sự phát triển của các con đang tuổi ăn tuổi lớn. Vợ chồng tôi luôn đặt gối đầu để có cá thường xuyên cho thực đơn gia đình”, chị Thu khoe.

Cá tuyết Alaska

Theo ông Đào Ngọc Hưng – Giám đốc Công ty Lương Nguyên (Genki Japan House), đơn vị chuyên nhập khẩu cá tuyết Alaska về phân phối cho thị trường TP HCM cho biết, lý do sản phẩm này hiếm trên thị trường bán lẻ vì không có nhiều đơn vị cung ứng. Trung bình mỗi container cá tuyết nhập từ Alaska trị giá 280.000 USD, khoảng 6 tỷ đồng, nên không phải công ty nào trong ngành cũng có thể nhập được. Hơn nữa, đa phần sản phẩm về được phân phối cho các khách sạn 5 sao và chuỗi nhà hàng Nhật Bản, lượng bán lẻ cho người tiêu dùng không nhiều. Đơn cử tại Genki Japan House, thời gian gần đây các khách sạn như Metropole, Marriott liên tục đặt khoảng 50kg/ngày. Hiện doanh nghiệp đang nhập khoảng 2,5 tấn cá mỗi tháng, nhưng Ban Giám Đốc công ty đang tính nâng lên 5 tấn/tháng mới đủ đáp ứng đơn hàng. “Lúc trước, các khách sạn 5 sao thường sử dụng cá tuyết nhập từ Nauy, Canada nhưng hiện nay hầu hết đều chuyển sang lấy bên tôi. Giá cao hơn nhưng chất lượng tốt hơn hẵn. Giới sành ăn chỉ cần nếm thử một lần là có thể phân biệt được”, Ông Hưng nói.

Ông Đào Ngọc Hưng – TGĐ Genki Japan House

Nim kiêu hãnh ca đi dương

Theo các chuyên gia ẩm thực hàng đầu, cá tuyết được đánh giá là một trong 10 loại cá ngon nhất thế giới. Nếu như cá hồi nhận được nhiều cảm tình từ thực khách khi thưởng thức, thì cá tuyết lại nâng tầm đẳng cấp cao hơn bởi không chỉ đơn thuần là hương vị thơm ngon, giàu giá trị dinh dưỡng mà còn là giá trị tinh thần mang lại về sự may mắn, sức khỏe và tài lộc. Cá tuyết sống ở độ sâu khoảng 900m, chủ yếu ăn các động vật thân mềm như cua, sao biển, giun, mực ống và các loài cá nhỏ. Các nhà khoa học đã khám phá ra đây là một trong những loài cá vô cùng thông minh. Vào mùa đông, vốn là thời kỳ khan hiếm thức ăn và cực kỳ lạnh giá, cá tuyết chống chọi lại với cái lạnh bằng cách lặn sâu xuống tầng đáy, hạn chế ăn uống và làm chậm lại nhịp tim. Chính vì đặc điểm vượt trội như nhanh nhẹn, thông minh, loài cá này được nhiều người ưa thích trong các bữa tiệc vì tin là giúp người thưởng thức trở nên khỏe mạnh, năng động và tài giỏi hơn. Bên cạnh đó, khả năng sinh đẻ đông đúc của loài cá này cũng khiến nó trở thành biểu tượng của sự sung túc, sum vầy và “con đàn cháu đống”.

Thực tế, khoa học cũng đã khám phá ra cá tuyết là một trong những “kho thuốc” tự nhiên của biển cả, khi chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Không chỉ nhiều đạm, ít béo, gan cá tuyết còn chứa lượng vitamin A, vitamin D, axit béo Omega 3 (EPA và DHA) nhiều hơn cả cá hồi.  Cá tuyết đen còn là một nguồn vitamin B12 tuyệt vời – loại vitamin mang nhiều lợi ích cho tâm trạng, năng lượng, trí nhớ, tim, da, tóc và tiêu hóa. Với những người bị viêm khớp, tinh dầu chiết xuất từ gan cá Tuyết còn giúp giảm thoái hóa các khớp sụn. Cá Tuyết không chỉ có lợi cho người bị tim mạch, xơ vữa động mạch, tiểu đường, mà còn hỗ trợ chống lại các bệnh ung thư thận, dạ dày, ruột.

Cú lội ngược dòng ngoạn mục

Nhờ những đặc điểm ưu việt này, cá tuyết trở thành đặc sản không những chỉ tại các quốc gia ôn đới – nơi nó được sinh ra, mà còn trở thành món ăn yêu thích trên bàn tiệc xứ nóng. Tại châu Á, 2 quốc gia tiêu thụ nhiều cá tuyết nhất là Nhật Bản và Trung Quốc. Thịt cá tuyết Alaska trắng tựa ngọc trai, mềm, thơm, không có mỡ và đặc biệt không gây ngấy. Các đầu bếp xứ hoa anh đào thường làm sashimi, nigiri để có thể thưởng thức hết vị tươi ngon của cá tuyết, hoặc chế biến những món thuần Nhật như cá tuyết nướng sốt miso, cá tuyết nướng tương, cá tuyết nướng sốt teriyaki……Du nhập về thị trường Việt Nam không lâu, nhưng cá tuyết đã được giới sành ăn săn lùng ráo riết để được thưởng thức vì độ nổi tiếng của nó. Mang trong mình hương vị thơm ngon có sẵn kết hợp cùng nền văn hoá ẩm thực vô cùng phong phú, cá tuyết được chế biến thành muôn vàn món ăn từ đơn giản đến cầu kì để kích thích vị giác lẫn xúc giác của thực khách như cá tuyết hấp xì dầu, cá tuyết sốt HongKong, cá tuyết áp chảo…

Cá tuyết nướng rưới sốt miso – món ngon không thể chối từ

Cánh cửa rộng mở

Lãnh đạo của Genki Japan House đánh giá con đường “lội ngược dòng” của cá tuyết Alaska về Việt Nam ngày càng rộng mở với sự tăng trưởng nhanh chóng của thu nhập bình quân đầu người và sự xuất hiện ngày càng dày đặc của các khách sạn 5 sao, chuỗi nhà hàng cao cấp. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.590 USD/người, tăng thêm hơn 200 USD/người so với năm 2017 và gấp 1,23 lần so với năm 2015. Trong đó, có hơn 12.300 triệu phú đô la. Đứng thứ 4 thế giới về tốc độ tăng trưởng số lượng triệu phú. Cùng với những con số thống kê này, lượng người Việt Nam sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm, dịch vụ từng được xem là “đắt đỏ” ngày càng tăng. Giai đoạn trước, không ít nhà giàu Hà Nội chi 10-12 triệu đồng để mua một miếng cá tuyến đen được câu từ vùng băng giá Bắc Cực. Nhà hàng bên trong các khách sạn 5 sao không còn là điểm dành riêng cho khách du lịch, mà trở thành nơi để người dân địa phương có thể ghé thưởng thức một bửa sáng đủ đầy dinh dưỡng cho ngày mới hoặc bửa tối lãng mạn với người thân. Tổng cục Du lịch cho biết, lượng khách sạn 4-5 sao đang bùng nổ tại Việt Nam, với số lượng tăng gấp đôi trong 6 năm. Tính đến năm 2017, cả nước đã có khoảng 32.000 phòng khách sạn 5 sao.

Với triết lý ẩm thực hướng tới không chỉ ngon mà còn phải lành, ẩm thực xứ sở Phù Tang nhanh chóng được người Việt tiếp nhận và “sùng bái”. Chỉ vài năm trước, hệ thống các nhà hàng Nhật phát triển theo chuỗi gần như là một “đặc sản” của các khu phố Tây. Thì hiện nay, lượng nhà hàng mang nét ẩm thức xứ hoa anh đào trên toàn quốc đã vượt qua con số 1.000 trên toàn quốc, với 659 nhà hàng tập trung tại TP HCM. “Những số liệu này cho thấy mức độ chịu chi của người Việt cho ẩm thực. Qua đó, cánh cửa chào đón món cá tuyết Alaska thượng hạng cũng được rộng mở”, Ông Hưng đánh giá.

Động thái leo thang trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lại đang mang đến những tín hiệu đáng mong chờ cho những người yêu cá tuyết Alaska tại Việt Nam. Theo Undercurrent News, Trung Quốc đã quyết định nâng mức thuế từ 25% lên 35% đối với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu từ Mỹ từ ngày 1/9/2019. Các sản phẩm chủ lực mà Mỹ xuất khẩu đến Trung Quốc là cá hồi, cá tuyết, tôm hùm, cua, mực và cá minh thái đều nằm trong danh sách áp thuế bổ sung của Bộ Tài chính Trung Quốc. Các biện pháp thuế quan trước đó được cho là đã làm giảm 1,3 tỷ USD giá trị thuỷ sản Mỹ nhập vào Trung Quốc trong một năm qua. Được biết, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu cá tuyết chủ lực của Mỹ. Các chuyên gia trong ngành dự báo, điều này không những khiến lượng cá tuyết từ Mỹ về Việt Nam tăng lên mà giá cũng có xu hướng giảm, giúp loại thực phẩm “sang chảnh” này đến được với số đông hơn người tiêu dùng. Thực tế, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng 67%, đạt 47 triệu USD.

Theo Amcham https://www.amchamvietnam.com/

Chia sẻ bài viết