Ở Nhật, bão và những trận mưa dầm dề vẫn thường xuyên ghé thăm đảo quốc vào đầu thu. Thế nhưng, khi bước sang giữa thu, những luồng khí khô và lạnh sẽ bắt đầu thổi từ lục địa vào, khiến cho bầu trời trở nên thật quang đãng. Thời điểm này chính là lúc thích hợp nhất để người Nhật tổ chức lễ hội ngắm trăng – Otsukimi. Thú vị hơn, Otsukimi cũng trùng với ngày rằm tháng tám ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy gọi là ngày lễ, nhưng Otsukimi thường diễn ra trong phạm vi gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
Otsukimi, ( お月見 ) còn được gọi là Tsukimi (月见), dịch theo nghĩa đen là ngắm- trăng (Tsuki là trăng, mi là ngắm, nhìn).
Tsuki-mi có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật Bản từ thời Heian. Tsuki-mi ra đời để tôn vinh trăng, nó được tổ chức vô cùng long trọng. Đối với người Nhật, tháng thứ tám (theo lịch âm – còn lịch dương thì là tháng 9) là thời gian tốt nhất để nhìn thấy mặt trăng, vì lúc đó, trái đất, mặt trời và mặt trăng sẽ hòa hợp với nhau để tạo ra ánh sáng và hiện tượng giúp trăng trở nên đẹp và tròn nhất. Sau đó, họ sẽ tổ chức xem tsuki–mi ở những nơi có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, và ăn những món cổ truyền được cho là biểu tượng của mặt trăng.
Ở thời Heian, các nhà quý tộc thường tụ tập làm thơ, uống sake và ăn các món ăn truyền thống gắn liền với mặt trăng. Hiện nay vẫn vậy, tuy sáng tác thơ vào ngày này thì khá hiếm. Các món ăn truyền thống gắn liền với mặt trăng gồm có: cỏ Susuki, Tsukimi Dango. Đó chính là hai món cơ bản nhất, ngoài ra người Nhật còn bày biện thêm hoa quả để đẹp mắt, hạt dẻ, khoai môn, edamame,…
Sở dĩ họ còn bày biện hạt dẻ, khoai môn edamame là vì có một số truyền thống xuất phát như: Imomeigetsu (nghĩa là “thu hoạch khoai tây mặt trăng”) và Mamemeigetsu (“thu hoạch đậu mặt trăng”), hoặc Kurimeigetsu (“thu hoạch hạt dẻ mặt trăng”).
Tsukimi – Dango (còn gọi là Dango mặt trăng) là một loại Dango thông thường, nhưng có hình dạng tròn tròn trắng trắng. Người Nhật trang trí bằng cỏ susuki (cỏ này có người gọi là cỏ bông bạc, có người gọi là cỏ mèo,…) vào ngày Tsukimi thay vì hoa.
Khác với Việt Nam trung thu được tổ chức 1 lần vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch . Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi “Đêm 15”. Lần thứ hai tổ chức là Zyusanya được gọi là “đêm 13″ hay ” trăng sau”. Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa! Điều kiên kỵ này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi”. Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.
Nếu như người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có cậy đa và chú Cuội, thì người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng bất tử và đến đêm Otsukimi lại giã bột để làm bánh dày Mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh Dango cũng xuất hiện ở nhiều địa phương trên nước Nhật.
Một trong những truyền thuyết về Thỏ ngọc được trẻ con Nhật Bản yêu thích có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ, kể về 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ được Thượng đế thử thách khi hóa thân thành một ông lão và đến xin chúng thức ăn. Trong khi khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão, chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn để biếu ông lão, thỏ đã lao mình vào đống lửa để hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người.
4.Cùng đón Tết trung thu theo phong cách Nhật Bản
Các món ăn truyền thống gắn liền là cỏ Susuki, Tsukimi Dango. Đó chính là hai món cơ bản nhất, ngoài ra người Nhật còn bày biện thêm hoa quả để đẹp mắt, hạt dẻ, khoai môn, edamame,..
Người Nhật trang trí bằng cỏ susuki (cỏ này có người gọi là cỏ bông bạc, có người gọi là cỏ mèo) thay vì hoa cò
n Tsukimi Dango thì được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh bình cỏ, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. Sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn vừa ngắm trăng.