CEO Genki Japan House – chọn thay đổi hay là chết

2020 là một năm đầy thử thách với các doanh nhân. Chuyển đổi hoặc chết trở thành từ khóa gây áp lực, nhưng cũng là kim chỉ nam để họ mạnh mẽ dẫn dắt đội ngũ vượt qua khủng hoảng Covid-19.

Chia sẻ với Zing trước thềm năm mới, các doanh nhân đều thừa nhận 2020 là một năm đầy cảm xúc, khiến họ không ít lần hoang mang và bật khóc. Nhưng cũng chính giai đoạn khó khăn này cho họ cơ hội đẩy nhanh những dự án đang dang dở, thậm chí đã từng thất bại.

Kết thúc năm 2020, những doanh nghiệp chuyển đổi thành công đều gặt hái thành quả hơn cả mong đợi. Để từ đó, những ấp ủ cho một năm 2021 sắp đến càng được thành hình một cách táo bạo hơn.

2020 là một năm đầy cảm xúc. Tôi thành lập thương hiệu Genki đã 5 năm, chuyên cung cấp nguyên liệu hải sản Nhật Bản cho các khách sạn 5 sao và nhà hàng Nhật Bản. Một doanh nghiệp startup như chúng tôi, thường khi bước sang năm thứ 5 sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Và thực tế là cuối năm 2019, những tín hiệu tốt từ thị trường cũng cho tôi tự tin để đặt mục tiêu tăng trưởng 35% cho năm sau.

Thế mà vừa qua Tết đã dính Covid-19. Trong giai đoạn khủng hoảng nhất như tháng 3, 4, doanh thu chỉ còn 20%. Thậm chí, có những ngày văn phòng ở Nha Trang và Phú Quốc không phát sinh chút doanh số nào, dù trước đó có thể lên đến 1-2 tỷ đồng/ngày. Tôi điều chỉnh mục tiêu từ tăng trưởng 35% thành giảm 30%. Nhưng có lẽ đó vẫn là một mục tiêu tham vọng lúc bấy giờ.

Nguyên liệu đã nhập về mà không thể tiêu thụ, nếu tích trữ thêm vài tháng dịch bệnh nữa sẽ hư hỏng, chúng tôi bèn nghĩ đến chuyện bán lẻ online. Đầu tháng 3, tôi tham gia một khóa học ngắn về marketing 0 đồng rồi về tự triển khai cho toàn bộ nhân viên. Từ một fanpage Genki duy nhất chúng tôi lập ra hàng chục fanpage khác, đặt tên theo sản phẩm, từ khóa, khu vực địa lý và bán hàng trên đó.

Thực ra, khi mới khởi lập Genki, chúng tôi đã tiến hành song song các kênh bán lẻ và bán sỉ. Tuy nhiên, sau 5 tháng, mảng nhà hàng, khách sạn phát triển quá nhanh, chúng tôi không đủ nhân sự nên dừng bán lẻ. Tôi từng nghĩ kênh phân phối này sẽ hoàn toàn ngủ quên. Đúng là có những cái mình thất bại khi triển khai vào thời điểm chưa phù hợp sẽ mang đến bài học để sau này mình làm tốt hơn khi đã chín muồi.

Đến nay, bên cạnh bán online thì một phân khúc mới cũng rất tiềm năng: Sushi corner bên trong các siêu thị. Đầu tiên là MM Mega Market khai trương từ tháng 10, sau đó 1 tuần thì các siêu thị khác như Lotte, Vinmart lên tiếng mời hợp tác, chúng tôi cũng chủ động làm việc với Co.opmart. Những cuộc hẹn với các đối tác đang được sắp xếp. Lộ trình đến tháng 3/2021, chúng tôi sẽ có 10 sushi corner.

Bên cạnh đó, tôi cũng phát triển thêm mảng catering (tổ chức tiệc tại văn phòng, nhà ở). Chúng tôi sẽ dời hết tổng kho và văn phòng về khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) để vận hành chuyên nghiệp hơn. Khi đã làm tốt các kênh bán lẻ này, tôi dự định triển khai các suất ăn công nghiệp ẩm thực Nhật Bản như cơm bento, trước hết phục vụ cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu chế xuất.

Hiện tại, kênh bán hàng cho khách sạn, nhà hàng đã dần quay lại. Theo đà này, chỉ trong vòng 2 năm 2021-2022, mảng bán sỉ và bán lẻ sẽ cân bằng. Tôi đặt mục tiêu năm 2021 sẽ tăng trưởng 35% so với năm 2019, tức tăng 40-45% so với năm 2020.

Trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, Genki cũng trải qua một sự chuyển dịch nội bộ mạnh mẽ. Chúng tôi xây dựng lại hạ tầng quản lý từ xa, cơ cấu lại nhân sự và chú trọng đào tạo. Tôi muốn đi những bước thận trọng, làm sao để nhân lực và hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty. Nhưng không vì thế mà tôi thiếu quyết đoán. Tôi luôn tâm niệm nếu thất bại thì trải nghiệm đó vẫn rất quý giá.

Nhưng rõ ràng, là phụ nữ, tôi cũng có những lúc hoang mang, thậm chí bật khóc vì quá lo sợ. Có những đêm tôi nằm ngủ trong nước mắt. Nhưng những cảm xúc đó qua rất nhanh, bởi tôi luôn có sự hỗ trợ và giúp đỡ tuyệt đối từ chồng, cũng như niềm tin của đội ngũ Genki. Giờ đây, mọi thứ không còn quá áp lực với tôi. Tôi nghĩ mình đang đi đúng hướng.

Khi mới bắt đầu dịch, chúng tôi ngay lập tức làm khẩu trang dựa trên những nghiên cứu trước đó về sợi vải từ bã cà phê, và cứ vậy bị cuốn đi từng ngày. Mọi thứ đều hoàn toàn mới lạ bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi bán hàng B2B, lại còn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Những email, tin nhắn đến lúc nửa đêm, chúng tôi cũng kéo dài thời gian làm việc với khách hàng từ 9h sáng đến 9h tối.

thay doi hay la chet anh 4

Điều tuyệt vời nhất là những trải nghiệm tôi có được khi làm khẩu trang: Từ việc làm ra một sản phẩm chất lượng và khác biệt (khác với hàng may mặc thông thường), đến việc dám cho đi, không tính toán thiệt hơn với đối tác, và đáng mừng hơn là sản phẩm đi đến đâu thì thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp và đất nước đi đến đó.

thay doi hay la chet anh 5

Bởi vậy, điều quan trọng bây giờ không còn là sinh kế cho công ty, mà phải tập trung tích cóp tiền mặt để đảm bảo một cái Tết yên ấm cho toàn đội ngũ. Đây là thời điểm ý nghĩa để tôi gửi lời tri ân đến mọi người. Cứ đi từ thiện ở đâu mà không lo được cho nhân viên, đối tác thì cũng bỏ.

Xem thêm tại:
https://zingnews.vn/chon-thay-doi-hay-la-chet-post1168883.html?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

Chia sẻ bài viết